1. Thông tin cơ bản
Cây ké đầu ngựa còn có một tên gọi khác là cây thương nhĩ tử, thuộc họ Cúc Asteracear, tên khoa học gọi là Xanthium strumarium L.
Cây thuộc loại thân thảo, chiều cao trung bình khoảng 50 -120cm. Đặc điểm nhận dạng đó là trên thân có khía rãnh, lá cây mọc vòng hoặc so le. Trên mép của lá cây có răng cưa và có lông cứng ngắn, dài 8 – 15 cm, rộng 10 – 14 cm, có chóp hình tam giác, gốc thuôn nhọn.
Cuống lá dài khoảng 7 – 12 cm, có hình trụ, gốc nở rộng, mặt trên có màu nâu đỏ và hơi lõm, mặt dưới màu xanh lục. Hoa trên cây thường có hai loại, một loại mọc trên đầu cành ngắn, sản sinh ra phấn hoa còn loại thứ hai thì mọc trên các nách lá, sinh ra các quả.

Quả ké đầu ngựa có hình thoi, có móc có thể bám trên lông động vật để phát tán ra đi xa.. Quả ké đầu ngựa có hình thoi, có móc có thể bám trên lông động vật để phát tán ra đi xa.

Cây ké đầu ngựa thường mọc hoang ở bờ ruộng, bên bờ đường, các khu đất bỏ hoang… Cây thường mọc nhiều ở vùng núi phía Bắc Trung Bộ, các khu bụi rậm rạp, trên các cồn bãi mọc lên hoang rất nhiều. Người dân ta thì ít biết đến công dụng của loại cây thuốc này.
2. Tác dụng chữa bệnh của cây ké đầu ngựa
Từ thời xa xưa, loại cây này đã được người Hy Lạp sử dung để tạo nên thực phẩm màu nhuộm vàng còn ở các nước Phương Đông thì sử dụng loại cây này để trị bệnh.
Theo Đông Y, cây ké đầu ngựa có vị ngọt, tính ôn, có ít độc có tác dụng khu phong chỉ thống, trừ thấp sát khuẩn dùng dùng để trị nhức đầu do phong hàn, viêm mũi, chảy nước mũi, chưa mụn nhọt, mẩn ngứa, chân tay co rút đau khớp do phong thấp.
Ngoài ra, cây còn được dùng làm thuốc ra mồ hôi, hạ nhiệt và an thần, trị thấp khớp và cảm lạnh. Quả và hạt ké đầu ngựa phơi khô và tán nhỏ được đưa vào thành phần thuốc mỡ dùng ngoài trong một số bệnh về da như eczema, ngứa, vết sâu bọ cắn và ghẻ.
Người ta thường dùng cây ké đầu ngựa chế biến thành cao thương nhĩ hoặc chế biến thành thuốc viên. Sau đây là một số bài thuốc dân gian từ cây ké đầu ngựa:
- Chữa viêm xoang
Trị viêm xoang mũi, chảy nước mũi, viêm mũi: Ké đầu ngựa 8g, tân di 8g, bạch chỉ 12g, bạc hà 4g. Sắc uống.
Trị viêm mũi xuất tiết: đờm đặc vàng, niêm mạc mũi sưng phù nề, đau đầu, đau vùng cánh mũi: ké đầu ngựa 12g, chi tử 20g, bạc hà 6g, tân di 12g. Tán bột, mỗi lần dùng 2 thìa cà phê, hãm cùng với chè uống ngày 2 lần. Đợt dùng 7 – 20 ngày.
Trị viêm mũi dị ứng: 10 – 16g ké đầu ngựa, 30g kim ngân hoa, 15g cây cứt lợn. Mỗi lần nấu với 4 chén nước sắc còn 1 chén để uống, ngày nấu 2 lần để trị một số trường hợp viêm mũi dị ứng. Lưu ý đối với người bị lạnh bàn chân phải kèm thêm việc ngâm chân trong nước ấm 10 phút mỗi tối.
- Chữa thấp khớp
Trị phong thấp, đau khớp, thiên về thấp tà, sưng đau tê bại, đau nặng nhưng không di chuyển chỗ đau; nhức đầu do cảm lạnh: ké đầu ngựa 8 – 12g. Sắc uống.
Trị khớp sưng đau: thương nhĩ, dùng lá, phơi trong râm cho khô, tán bột, mỗi lần dùng 200g, thêm 50g gạo, nấu thành cháo, nghiền nát, trộn thuốc bột làm thành viên. Ngày uống 16 – 20g, lúc đói.
Trị thấp khớp, viêm khớp: ké đầu ngựa 10g, vòi voi 20g, lá lốt 10g, ngưu tất 10g. Tán bột, mỗi lần dùng 2 thìa cà phê (8g), hãm với nước sôi, uống ngày 2 lần.
Trị viêm đa khớp tiến triển: ké đầu ngựa 12g, ngưu tất 16g, hy thiêm 16g, thổ phục linh 12g, cành dâu 12g, tỳ giải 12g, cà gai leo 12g, lá lốt 10g. Sắc uống, ngày 1 thang.
- Trị đau răng
quả ké đầu ngựa (liều vừa phải), sắc nước, ngậm 10 phút rồi nhổ đi, làm nhiều lần trong ngày.
- Trị mụn nhọt, chốc lở
Ké đầu ngựa 10g, kim ngân 20g đóng gói 30g. Ngày dùng một gói, hãm với 500ml nước sôi, uống làm nhiều lần. Trẻ dưới 1 tuổi uống nửa gói.
- Trị mề đay mọc nhiều chỗ
Ké đầu ngựa 10g, kinh giới 15g, bạc hà 15g. Tất cả rửa sạch nấu lấy nước (bỏ bã) nấu cháo.
Kiêng kỵ: người huyết hư gây đau đầu choáng váng, đau mỏi toàn thân không được dùng. Dược liệu có độc nên chú ý liều dùng. Không dùng dược liệu đã mọc mầm.